Trong lĩnh vực Logistic hiện nay các bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ Warehouse. Vậy, Warehouse là gì? Nó có vai trò và chức năng như thế nào với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất hiện nay? Không những thế nó khác biệt gì với Distribution Center? Bài viết này sẽ cho bạn kiến thức để giải đáp được những thắc mắc này.
1. Giúp bạn trả lời: Warehouse là gì?
Warehouse là một thuật ngữ với ý nghĩa tiếng Việt là chỉ kho hàng hóa. Đây là một địa điểm với nhiệm vụ chính là bảo quản và lưu trữ đối với các loại hàng hóa khác nhau. Warehouse có vai trò cực quan trọng trong chuỗi Logistic hiện nay.
Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất có thể có 1 hoặc nhiều nhà kho hàng hóa. Chúng có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau để đảm bảo thuận lợi nhất cho việc cung ứng hàng hóa đến các đơn vị khác. Tuy nhiên, cũng có không ít các công ty không sở hữu kho hàng hóa của riêng mình mà họ sử dụng khi đi thuê. Với kho đi thuê thì thường được lưu trữ với rất nhiều loại hàng hóa khác nhau từ nhiều doanh nghiệp.
Vậy, vai trò của Warehouse là gì? Cùng tìm đáp án với những thông tin hữu ích được chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này.
2. Warehouse có vai trò như thế nào?
Trong lĩnh vực Logistic, Warehouse có rất nhiều công dụng quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa hiện nay. Không những thế, nó còn có thể ảnh hướng đến cả chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp đó nhé! Cụ thể thì Warehouse nắm giữ các vai trò quan trọng như sau:
2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được đảm bảo liên tục
Với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nào hiện nay thì hàng hóa chính là sản phẩm mấu chốt nhất để hoạt động. Tuy nhiên, đối với đơn vị sản xuất thì còn có thêm vấn đề liên quan đến cung ứng nguyên liệu cho quá trình sản xuất nữa.
Lượng hàng hóa bán ra nhiều thì lượng hàng nhập phải luôn phải nhiều hơn lượng bán ra hoặc ít nhất tương đương nhau để hoạt động kinh doanh luôn đảm bảo tính liên tục. Các doanh nghiệp khi không có nhà kho để lưu trữ hàng hóa thì việc nhập xuất hàng sẽ phải liên tục thực hiện hàng ngày, điều này rất bất tiện và phát sinh nhiều chi phí liên quan.
Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động sản xuất thì không có nhà kho, việc sản xuất ra các sản phẩm mỗi ngày sẽ phải tiến hành cung cấp ngay cho các đơn vị đại lý của họ. Không những thế, họ còn phải liên tục nhập nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Nó không những bất tiện mà còn khiến quá trình trở lên phức tạp hơn và tốn nhiều chi phí hơn. Nếu không thể đáp ứng lượng hàng sản xuất mỗi ngày và lượng nguyên liệu nhập vào thì chuỗi sẽ bị đứt gẫy, sản xuất bị đình trệ.
Tóm lại, Warehouse cực ký cần thiết và nó chính là giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề trên một cách dễ dàng và hiệu quả. Doanh nghiệp cần có kho hàng để lưu trữ hàng hóa, nguyên liệu xuất nhập để hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được đảm bảo liên tục, ổn định và phát triển bền vững.
2.2. Giúp doanh nghiệp giảm chi phí
Như đã nói đến ở trên, nếu không có Warehouse, tần suất nhập hàng và xuất hàng đi của các doanh nghiệp sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Điều này sẽ làm tiêu hao một lượng lớn chi phí cho công tác vận tải, quản lý,...
Vô hình chung chi phí hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp cung bị đẩy lên cao. Warehouse sẽ giúp doanh nghiệp tích sản phẩm, giảm số lượng chuyến hàng xuống để tiết kiệm hơn về chi phí vận tải.
2.3. Hỗ trợ các dịch vụ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
Khoảng cách địa lý của người bán và người mua hay nhà sản xuất với người tiêu dùng chính là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng, thời gian vận chuyển nhanh hay chậm. Nếu một doanh nghiệp chỉ có một kho hàng thôi thì việc phân bổ hàng hóa có các địa lý, cửa hàng bán lẻ hay người tiêu dùng sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Nhưng nếu doanh nghiệp sở hữu nhiều Warehouse và đặt phân bố một cách hợp lý và khoa học sẽ tiết kiệm thời gian giao hàng xuống mức tối đa. Hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh hơn và đặc biệt là tiết kiệm chi phí vận tải hơn nữa đó nhé! Nhờ đó mà nó trở thành một lợi thế để giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trong thị trường hiện đại ngày nay.
Ví dụ để bạn dễ hiểu như: Sàn thương mại điện tử Tiki, đây chính là một đơn vị áp dụng chiến thuật này cực hiệu quả và thành công. Họ có kho hàng ở rất nhiều tỉnh thành khác nhau trên khắp cả nước. Điều này tạo cho họ thời gian giao hàng ngắn, có thể giao hàng trong vài giờ đồng hồ. Nhờ đó mà khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ bán hàng của đơn vị. Trước thành công này, hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng mô hình này cho hoạt động kinh doanh và cung ứng sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng.
2.4. Hỗ trợ đắc lực cho quá trình Logistic ngược
Ngoài ra, Warehouse còn có vai trò trong việc hỗ trợ quá trình Logistic ngược cực đặc lực. Nó giúp doanh nghiệp thu gom và tiến hành xử lý đối với các sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa hoặc đã hết hạn sử dụng. Giúp doanh nghiệp thực hiện việc xử lý và tái sử dụng với các loại bao bì sản phẩm,..
3. Các chức năng chính của Warehouse
Warehouse cần được các doanh nghiệp hoạt định việc sử dụng một cách hiệu quả. Hiện nay, nó đảm nhận những chức năng chủ yếu như sau:
3.1. Địa điểm để lưu trữ hàng hóa
Chức năng đầu tiêu của Warehouse phải nhắc đến chính là khả năng lưu trữ hàng hóa của nó. Hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được tập hợp tại địa điểm nhà kho. Sau đó sẽ được nhân viên tiến hành phân loại để quản lý và bảo quản chúng theo đúng quy định để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hàng hóa sẽ được nhập vào kho để lưu trữ và luôn đảm bảo số lượng đáp ứng nhu cầu xuất hàng đi của doanh nghiệp. Nhập hàng vào kho ngay khi sản phẩm hết để đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chủng loại cho các đơn vị, chi nhánh, đại lý của doanh nghiệp.
3.2. Thực hiện việc bảo quản hàng hóa
Chức năng tiếp theo của kho hàng hóa chính là bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp. Việc bảo quản này cần đảm bảo cả số lượng và chất lượng của sản phẩm, đảm bảo nó không bị biến đổi hoặc hư hại khi lưu trữ do môi trường.
Các hàng hóa sẽ được phân loại để tiến hành bảo quản theo những phương pháp khác nhau. Đặc biệt với những loại hàng chuyên biệt cần được bảo quản kỹ thì sẽ có kho chuyên dụng để bảo quản chúng.
Đồng thời khi bảo quản cũng cần chia thành khu vực để dễ quản lý và giữ khoảng cách giữa chúng để hàng hóa này không tác động đến loại hàng hóa khác gây hư hại.
3.3. Chuẩn bị cho các đơn hàng theo yêu cầu
Hàng hóa khi nhập kho sẽ được phân loại theo tính chất riêng của chúng. Do đó hàng có thể được gộp hoặc chia nhỏ để xử lý trước khi đưa vào bảo quản và đáp ứng yêu cầu giao hàng.
Nhân viên làm việc tại khi sẽ đảm nhận nhiệm vụ chuẩn bị các đơn hàng theo yêu cầu để vận tải đến các địa điểm cần thiết. Việc chuẩn bị đơn hàng cần phải đảm bảo về số lượng, chủng loại theo đúng yêu cầu.
3.4. Chức năng phối hợp các loại hàng hóa với nhau
Doanh nghiệp khi xuất hàng sẽ có những đơn hàng nhiều loại sản phẩm khác nhau theo yêu cầu của khách, chính vì vậy mà cần phải phối hợp các loại hàng hóa với nhau để đáp ứng đúng đơn hàng. Không những thế, Warehouse còn có nhiệm vụ tác các lô hàng lớn thành nhỏ để phân phối cho nhiều đơn vị, chi nhánh, đại lý của doanh nghiệp. Sau đó sẽ được vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
4. Phân biệt điểm khác nhau của Warehouse với Distribution Center
Chắc chắn có không ít bạn bị nhầm lẫn Warehouse và Distribution Center với nhau. Trên thực tế thì nó là hai thuật ngữ có nghĩa khá tương đồng, nhưng lại có nhiều điểm khác nhau. Distribution Center có nghĩa là trung tâm phân phối, trong khi đó Warehouse có nghĩa kho hàng hóa. Để nắm rõ hơn về những điểm khác nhau của chúng, cùng đi tìm hiểu cụ thể qua những tiêu chí dưới đây:
- Thứ nhất, giá trị gia tăng thì Distribution Center có nhiều dịch vụ gia tăng khác nhau như đóng gói, chuẩn bị đơn hàng, dán nhãn,... và làm việc với tần suất cao. Tong khi đó Warehouse ít hơn và nhiệm vụ chính của nó là lưu trữ và bảo quản hàng hóa.
- Thứ hai, đối tượng tập trung của kho hàng hóa là hàng hóa, còn đối với trung tâm điều phối lại là khách hàng.
- Thứ ba, về mặt công nghệ thì Warehouse có thể áp dụng công nghệ cao vào việc quản lý, bảo quản và lưu trữ. Còn đối với trung tâm điều phối thì bắt buộc phải sử dụng để công nghệ cao cho các hoạt động của mình.
- Thứ tư, về mức độ phức tạp thì Warehouse ít phức tạp hơn, còn Distribution Center sẽ bao gồm nhiều công đoạn phức tạp và cần có chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với nhau để công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thứ năm, tiêu chí về phục vụ thì Distribution Center phục vụ cho nội bộ và cả khách hàng bên ngoài. Trong khi đó kho hàng hóa thường chỉ phục vụ nội bộ mà thôi.
- Thứ sáu, tiêu chí về thời gian lưu trữ hàng hóa. Đối với kho hàng hóa thường có thời gian lưu trữ từ trung bình đến rất dài. Còn trung tâm điều phối thì hàng hóa được lưu giữ tại đây trong thời gian rất ngắn, sau đó sẽ nhanh chóng được phân phối đến các địa điểm khác theo yêu cầu.
Như vậy, những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu Warehouse là gì rồi đúng không? Nó chính là thuật ngữ để chỉ đến kho hàng hóa với nhiệm vụ chính trong việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất hiện nay.
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !
Hotline / Zalo: 0903 666 014
Website: https://uniduc.com/vi
-------------////--------------------------------------------////------------
HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.