Có lẽ tủ điện đã không còn xa lạ với cuộc sống con người nữa. Nó là nơi để đựng các thiết bị điện như: Công tắc, cầu giao, biến thế, biến áp,… trong những công trình nhà cửa, nhà máy,… Thông thường tủ điện có hình vuông hoặc hình chữ nhật, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết này để biết những loại tủ điện phổ biến nhất thị trường.
1. Top 7 tủ điện phổ biến nhất trên thị trường
1.1. Tủ điện phân phối chính cho công trình
- Tủ điện này được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn IEC 60439. Bên ngoài vỏ tủ điện được thiết kế và làm bằng thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Còn đối với một số bộ phận khác như: Nắp tủ điện, mặt hông, mặt sau, nó có thể tháo ra và lắp lại một cách dễ dàng cho người dùng trong công việc lắp đặt và bảo trì tủ điện.
- Khi bố trí, sắp xếp các thiết bị ở bên trong tủ điện sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất. Loại tủ điện này được thiết kế ứng dụng trong nhà để phân phối thiết bị điện cho phụ tải công suất lớn. Có thể nói, loại tủ này có ưu điểm chính là thiết kế theo modul được đặt bên cạnh nhau để hình thành hệ thống phân phối điện. Trong đó bao gồm: ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn, ngắn phân phối.
1.2. Tủ điện điều khiển trung tâm
- Loại tủ điện điều khiển trung tâm có thể được cung cấp hai loại như sau:
+ Loại cố định
+ Loại không cố định
- Những thiết bị sử dụng ở bên trong của tủ điện như: Khởi động mềm, bộ biến tần, bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động sao/tam giác, khởi động bằng máy biến áp, thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển và hiển thị.
- Khung và cả lắp tủ được thiết kế từ mạ thép điện và được hoàn thiện bằng sơn tĩnh điện. Cơ chế vận hành của tủ như sau:
+ Nó có thể vận hành tại chỗ hoặc tư xa để thực hiện việc đóng ngắt, đảo chiều quay các động cơ trong dây chuyền sản xuất khẩu trang.
+ Có thể vận hành tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi các tốc độ quay của động cơ.
1.3. Tủ điện chuyển mạch – ATS
- Loại tủ điện chuyển mạch này có thể dùng trong những nơi có phụ tải, nó yêu cầu phải cấp điện liên tục, cấp điện cho tải mỗi khi có sự cố phía nguồn lưới thường sử dụng là nguồn dự phòng, cũng chính là máy phát điện. Nếu như tủ điện chuyển mạch có nhiệm vụ là chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cung cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.
- Điện áp định mức của tủ là: 380V/415V
- Dòng điện định mức là: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
- Thời gian để chuyển mạch của tủ là khoảng 5 – 10 giây
1.4. Tủ điện phân phối (DB)
- Loại tủ điện tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó là tủ điện phân phối. Loại tủ này có thiết kế để ứng dụng trong các phân xưởng, nhà máy, phân phối điện cho một tòa nhà cao tầng. Cũng bởi vì thế mà loại tủ điện này thường có trọng lượng khá nhẹ, nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao và đặc biệt là rất an toàn khi vận hành và sử dụng.
- Loại tủ điện phân phối DB được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vào công trình. Hiện nay trên thị trường đang phân phối tủ DB các màu như: Xanh, đỏ, vàng. Như việc khiến cho việc lắp đặt cũng được đơn giản, dễ dàng và thuận tiện để bảo trì và sửa chữa hơn khi có sự cố xảy ra.
1.5. Tủ điện phòng cháy chữa cháy
- Có thể nói loại tủ điện phòng cháy chữa cháy đã rất thông dụng trong cuộc sống của chúng ta. Bởi lẽ vấn đề này đang được quan tâm trong bất kỳ một lĩnh vực hay địa điểm như: Nơi kinh doanh, trường học, bênh viện, hộ gia đình. Những nguy hiểm từ yếu tố cháy nổ có thể đến bất kỳ lúc nào mà không báo trước. Chính vì thế mà loại tủ điện phòng cháy chữa cháy đã đời để bảo vệ phòng cháy chữa cháy an toàn hơn.
1.6. Tủ điện chiếu sáng
- Loại tủ điện này được ứng dụng nhiều trong các hệ thống đèn chiếu sáng ở nơi công cộng như: Đường xá, khu đô thị, công viên, vườn hoa, cầu đường, khu trung tâm thương mại, cao ốc, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay,... Bởi vì tủ có ứng dụng lớn trong cuộc sống nên nó được ưa chuộng và sử dụng nhiều.
- Kích thước của tủ sẽ phụ thuộc vào sơ đồ nguyên lý. Từ đó sẽ có thiết kế kích thước phù hợp nhất.
- Tủ được thiết kế theo tiêu chuẩn IP20-IP54.
- Độ dày của tủ là 2mm được sơn tĩnh điện.
- Tủ được kết hợp cùng với relay, thời gian được cài đặt chế độ bật hoặc tắt thiết bị chiếu sáng trong thời gian định từ trước đó
1.7. Tủ tụ bù
- Tủ tụ bù sẽ được dùng vào việc bù công suất cho phụ tải ở xưởng hay các dây chuyền sản xuất, phụ tải thương mại lớn. Công suất bù có thể lên đến 600kVAR. Phương thức điều chỉnh dung lượng bù và bảo vệ tụ có thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu của khách hàng.
Bạn có thể xem thêm:
Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử những điều cần biết!
Tìm hiểu robot lắp ráp hàng điện tử tự động
Làm thế nào để trở thành một kỹ sư robot và cơ điện tử?
2. Ứng dụng của tủ điện bạn nên biết
- Có thể nói tủ điện không còn xa lạ trong cuộc sống con người nữa, đặc biệt là khi công nghệ đang dần phát triển. Thế nhưng ứng dụng của tủ điện thì không phải ai cũng nắm rõ.
- Theo đó thì tủ điện sẽ được dùng để điều khiển mọi thiết bị máy móc, cơ điện. Khi sử dụng loại tủ công nghiệp sẽ bảo vệ và bảo quản máy móc được tốt hơn.
- Tủ điện công nghiệp cũng có rất nhiều ưu điểm như: Có công suất lớn, độ bền cao, điều khiển tốt cho các động cơ điện. Đặc biệt, tủ điện cũng được ứng dụng ở nhiều không gian như: Nhà máy bơm nước, xưởng sản xuất hoặc khu công nghiệp.
- Đối với tủ điện phân phối sẽ được dùng trong các mạng điện hạ thế. Nó là thành phần quan trọng được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của công trình, xí nghiệp hay khu trung tâm thương mại.
- Tủ điện công nghiệp sẽ được ứng dụng vào chiếu sáng. Thông thường nó sẽ đặt tại nơi công cộng và điều khiển được hệ thống chiếu sáng tại nhiều nơi. Điển hình như: Công viên, khu đô thị, vườn hoa...
3. Chức năng của tủ điện
Tủ điện có 3 chức năng chính mà người dùng không thể bỏ qua đó là:
- Tủ điện công nghiệp sẽ điều khiển các hệ thống điện từ của thiết bị đến toàn bộ hệ thống như tủ điện điều khiển hay tủ điện phân phối.
- Trên thực tế, các tủ điện đều được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại. Đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC. Chính vì thế mà khi lắp đặt tủ điện công nghiệp tại các doanh nghiệp hay khu công nghiệp sẽ đem lại cảm giác an toàn cho người sử dụng thiết bị nhất.
- Tủ điện giúp đảm bảo tính thường xuyên, liên tục khi cung cấp nguồn cho cả hệ thống điện, hệ thống máy hoạt động sẽ được đảm bảo an toàn và tránh rủi ro cho máy và người dùng.
4. Những lưu ý khi bảo dưỡng tủ điện
- Bạn nên bảo trì, bảo dưỡng tủ điện thường xuyên theo định kỳ. Cần phải lau chùi tủ cả bên trong và bên ngoài, đặc biệt là những chỗ có thể đưa tay vào được.
- Bạn cần phải siết lại và kiểm tra lại bulong, dây tiếp đất để đảm bảo an toàn trong quá trình bảo dưỡng.
- Những chỗ bị rò rỉ dầu hoặc nước thì bạn phải xử lý ngay. Thường xuyên lau những bộ phận tủ bị dính dầu mỡ.
- Khi sử dụng hoặc bảo dưỡng bạn cần phải đảm bảo tủ không bị dính nước mưa, đặt các động cơ tại nơi cao, thoáng để không ẩm mốc, gây hỏng cho thiết bị tủ.
- Hãy lưu lại những chế độ bảo hành, bảo dưỡng để phát hiện kịp thời nguyên nhân khiến tủ không hoạt động.
- Nên sử dụng tủ đúng với công suất của nó.
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về Top 7 tủ điện phổ biến trên thị trường. Rất mong rằng với những chia sẻ này sẽ có ích nhiều cho bạn hơn. Bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập vào Uniduc.com để cập nhật thêm bài viết mới.
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !
Hotline / Zalo: 0903 666 014
Website: https://uniduc.com/vi
-------------////--------------------------------------------////------------
HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.