Máy làm nước lạnh đóng một vai trò to lớn trong ngành công nghiệp làm lạnh hiện nay, nó được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, điện tử mà còn nhiều ngành công nghiệp khác. Hệ thống máy làm mát nước phát sinh nguồn lạnh giúp làm lạnh các loại thực phẩm, đồ vật, sản xuất nước lạnh dùng trong các hệ thống điều hoà không khí trung tâm. Để có cái nhìn tổng quan hơn về loại thiết bị này thì chúng ta hãy đi tiếp để xem máy làm nước lạnh là gì, có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao nhé!
I. Định nghĩa máy làm nước lạnh.
Máy làm nước lạnh được hiểu đơn giản là một loại thiết bị giúp làm lạnh nước, đáp ứng nhu cầu làm mát thiết bị hay môi trường trong xí nghiệp, trung tâm, nhà máy,...
Hệ thống máy làm lạnh nước công nghiệp thực hiện chức năng tách biệt lượng nhiệt nóng và lạnh. Trong đó, nhiệt lạnh đóng vai trò tạo ra nguồn nước lạnh (6 - 30 độ C) sau đó phân phối đến các nhà xưởng, còn nhiệt nóng sẽ thải ra bầu khí quyển.
II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
1. Cấu tạo.
Máy làm mát nước được cấu thành từ các bộ phận chính như sau:
- Máy nén lạnh
- Dàn nóng chiller
- Dàn bay hơi chiller
- Tủ điều khiển
2. Máy làm lạnh nước hoạt động thế nào?
Máy làm lạnh nước công nghiệp vận hành dựa trên nguyên lý chuyển đổi lý tính trạng thái vật chất: hơi nước ngưng tụ thành thể lỏng, sau đó chuyển sang thể rắn, quá trình này tuần hoàn thành một vòng tròn khép kín.
Thu nhiệt là quá trình chuyển hoá từ thể rắn sang thể lỏng, thể lỏng sang thể khí: thiết bị này sử dụng nhiệt từ môi trường xung quanh, làm cho môi trường mất nhiệt và trở nên lạnh hơn. Tức là hệ thống làm lạnh sẽ thu nhiệt từ môi trường, môi trường lúc đó bị lạnh đi nên chúng ta hiểu là thể lỏng chuyển sang thể khí. Ngược lại, quá trình toả nhiệt chuyển hoá từ thể khí sang thể lỏng, thể lỏng sang thể khí. Máy bơm khí nén sẽ nén ga trạng thái hơi áp suất thấp. Thông qua máy nén khí, ga trạng thái hơi áp suất cao được cooling tower hoặc dàn ống đồng giải nhiệt, thổi qua thu nhiệt và trở thành chu trình kín. Ở đây, van tiết lưu sẽ điều chỉnh 2 trạng thái ga lỏng và ga hơi.
3. Chức năng của máy làm lạnh nước công nghiệp.
Máy làm lạnh nước có các chức năng cơ bản như sau:
- Công suất làm mát cao.
- Được sử dụng để giải nhiệt khuôn, nâng cao chất lượng cho bề mặt sản phẩm và giảm tải chu kỳ thời gian.
- Bảo vệ điện áp quá tải, bảo vệ an toàn cho hệ thống.
- Bộ điều khiển bằng vi xử lý, vận hành máy dễ dàng.
III. Ứng dụng.
Máy làm nước lạnh có nhiều ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực sau:
- Được dùng để hạ nhiệt trong các trung tâm thương mại hay siêu thị.
- Chứa và điều tải nước trong máy chứa nước lạnh.
- Điều khiển cho tháp giải nhiệt, bơm li tâm trong máy điều khiển và tủ điện.
- Ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất hoá chất, dệt may, điện tử, dược phẩm, nhựa, hệ thống làm mát cho các toà nhà,...
IV. Cấu tạo hệ thống của máy.
Thiết bị water chiller có các hệ thống con như sau:
- Hệ thống đường ống nước lạnh và bơm nước lạnh.
- Hệ thống tải dùng trực tiếp: AHU, FCU, PHE, PAU,...
- Hệ thống tải dùng gián tiếp: các đường ống gió, ban điều chỉnh.
- Hệ thống bơm và tuần hoàn nước bằng Cooling Tower (áp dụng cho hệ thống giải nhiệt nước).
Máy làm nước mát được phân loại theo những cách sau:
- Theo máy nén: piston, li tâm, xoắn ốc, trục vít,...
- Theo thiết bị ngưng tụ: giải nhiệt gió (air-cooled), giải nhiệt nước (water-cooled), thiết bị hồi nhiệt (heat recovery),...
V. Ưu điểm và khuyết điểm của máy làm lạnh nước.
Thiết bị này hiện rất được quan tâm, sử dụng và được tìm hiểu để ứng dụng vào các công trình xây dựng. Máy có các ưu điểm như sau:
- Máy có công suất dao động lớn: từ 5 Ton đến hàng nghìn Ton.
- Hệ thống ống nước lạnh gọn nhẹ, thuận tiện cho việc bố trí lắp đặt trong các toà nhà công sở, cao tầng,... mà vẫn tiết kiệm diện tích.
- Hệ thống máy vận hành ổn định và có tuổi thọ cao.
- Máy có nhiều cấp giảm tải, do đó người dùng có thể điều chỉnh phụ tải linh hoạt để điều chỉnh công suất, từ đó tiết kiệm tối đa lượng điện năng tiêu thụ. Các máy thường có từ 3 đến 5 cấp giảm tải.
- Phù hợp với nhiều công trình quy mô lớn và rất lớn như nhà xưởng, trung tâm thương mại, trung tâm huấn luyện thể thao, bệnh viện,...
- Ít tiêu tốn điện năng và chi phí.
- Giúp nhiệt độ được giữ ở mức ổn định.
- Máy có công suất phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, máy làm nước lạnh cũng có một số nhược điểm, cụ thể là:
- Cần xây dựng sử dụng phòng máy riêng.
- Tính tự động hoá thấp, cần được theo dõi và kiểm tra bởi chuyên viên phụ trách.
- Công tác vận hành và bảo trì hệ thống khá phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cao.
- Điện năng được tính trên đơn vị công suất lạnh cao.
Trên đây là bài chia sẻ về các thông tin liên quan đến máy làm nước lạnh của Uniduc, hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm. Khi nhu cầu của khách hàng càng tăng thì càng xuất hiện nhiều cơ sở phân phối loại thiết bị này. Người tiêu dùng nên chọn các nhà cung cấp uy tín, có đầy đủ thông tin như số điện thoại, địa chỉ, chế độ bảo hành cũng như các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc, kiểm định sản phẩm. Ngoài ra cũng cần có đội ngũ nhân viên tư vấn và nhân viên kỹ thuật tận tình, giàu kinh nghiệm.
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !
Hotline / Zalo: 0903 666 014
Website: https://uniduc.com/vi
-------------////--------------------------------------------////------------
HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.