Mì ăn liền hiện đang là thực phẩm được ưa chuộng nhất tại các quốc gia ở Châu Á. Thời gian gần đây thị trường tiêu thụ mì ăn liền đang phát triển nhanh chóng có mức độ toàn cầu. Một số yếu tố đã làm cho dòng thực phẩm này phát triển nhanh đến như vậy là do sự tiện lợi, dinh dưỡng, sự an toàn cũng như giá thành rẻ. Để giải quyết về vấn đề sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu thì dây chuyền sản xuất mì ăn liền đã ra đời. Bài viết dưới đây Uniduc sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về lĩnh vực sản xuất này.
I. Thế nào được gọi là mì ăn liền?
Mì ăn là thực phẩm được làm từ nguyên liệu chính là bột mì, nước và muối (hỗn hợp muối cacbonat của Natri và Kali hoặc Natri phosphate). Ngoài ra có một số thành phần khác với mục đích cải thiện cấu trúc tăng thêm hương vị cho sợi mì.
Mì ăn liền có những đặc điểm chính sau đây:
Trạng thái của sợi mì: ngon, giòn mịn và dai.
Hình dạng; có nhiều hình dạng khác nhau.
Mắc sắc vàng tươi, có đặc trưng cho từng sản phẩm.
Mùi vị thơm ngon đặc trưng khó quên.
Gói gia vị: có gói muối, rau củ, gói sốt dầu thịt bò, gà hải sản….
Top 10 loại máy rửa mặt tốt nhất hiện nay
Top máy lọc nước tại vòi mới tốt nhất
Top 10 nồi chiên không dầu tốt nhất hiện nay
II. Quy trình dây chuyền sản xuất mì ăn liền
Toàn bộ quy trình trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và an toàn thực phẩm HACCP. Quy trình được tóm tắt như sau:
Sơ đồ quy trình dây chuyền sản xuất mì ăn liền
* Công đoạn đầu tiên: nhào bột
Giai đoạn này bột sẽ được nhào trộn với nước, gia vị và phụ gia. Nếu bạn sản xuất quy mô lớn thì việc sử dụng máy nhào trộn là rất cần thiết. Với máy trộn bột sẽ nhanh đạt được sự đồng nhất hơn.
* Công đoạn thứ 2: là cán bột
Ngay sau khi bột được trộn xong sẽ được chuyển qua máy cán. Tại đây máy cán bột hỏa động 2 chiều, bột sẽ được cán liên tục. Máy cán có nhiệm vụ làm cho bột đạt kích thước theo yêu cầu, đồng thời tăng độ dẻo và dai cho khối bột.
* Công đoạn thứ 3: hấp chín bột
Buồn hấp được cấu tạo 3 tầng hoạt động theo nguyên tắc phun hơi gián tiếp vào bột. Với cách phun đó bột được hấp chín đều tránh việc làm mì bị rớt trên băng tải.
Yêu cầu của quá trình hấp chín bột là:
Sợi mì chính đều (hồ hóa từ 85 đến 90 %).
Sợi mì không được quá sống.
Không bị nhão và bị dính lại.
* Công đoạn thứ 4: cắt sợi
Sau quá trình hấp chín, mì sẽ được đưa vào bộ phận cắt định lượng với vận tốc cao. Mội thông số cắt sẽ được tính toán chính xác nhất để phù hợp với vận tốc băng chuyền và năng suất.
Dao cắt của máy phải có yêu cầu sau đây:
- Dao phải tạo được các lát cắt gọn.
- Dao hải cắt lìa được toàn bộ sợi mì.
- Sau quá trình cắt các sợi mì phải có kích thước và khối lượng đồng nhất.
* Công đoạn thứ 5: chiên mì
Quá trình chiên mì được thực hiện trong điều kiện dầu có nhiệt độ cao được bổ sung liên tục. Quá trình này được kiểm soát về thời gian cũng như điều kiện nhiệt độ thích hợp theo quy trình công nghệ nghiên cứu.
Nguyên tắc hoạt động của buồng chiên là gia nhiệt gián tiếp. Dầu được chứa trên các bính sau đó được bơm qua thiết bị trao đổi nhiệt, sau khi đạt được nhiệt độ theo yêu cầu mới được đưa đến buồng chiên. Ngoài ra, buồng chiên được nối thông với hộp lược, một cần gạt của hộp sẽ có nhiệm vụ thu các sợi mì rơi và hồi dầu chiên lại buồng..
* Công đoạn thứ 6: làm nguội
Mì sau khi kết thúc quá trình chiên sẽ đi vào hệ thống làm nguội qua băng tải. Tại đây một cánh quạt hoạt động liên tục thổi từ trên xuống dưới để làm mì được nguội nhanh chóng. Sau quá trình làm nguội, mì sẽ đi vào hệ thống đóng gói.
Dây chuyền sản xuất bồn nước INOX
Dây chuyền sản xuất nước ngọt đóng chai mua ở đâu?
Dây Chuyền Sản Xuất Nước Mắm Tiêu Chuẩn
III. Các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền
Uniduc cung cấp dây chuyền sản xuất mì ăn liền với các thông số kỹ thuật chính sau đây:
Sản lượng dây chuyền 11.000 gói/ca (8h).
Định lượng 70g/1gois.
Cống suất thiết kế 170 KW.
Công suất hoạt động thực tế: 140KW.
Sử dụng nguồn điện 380V/50hz.
Toàn bộ vật liệu tiếp xúc với nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm đều bằng inox 201.
Dây chuyền sẽ có những thiết bị chính sau đây:
* Thiết bị nhào trộn bột
Thiết bị nhào trộn bột trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền
Cấu tạo chính của thiết bị
1: Máy trộn bột có 2 trục chính với bồn nằm ngang.
2: Bồn định lượng cho soup trộn.
3: Bồn đựng soup trộn và nước.
4: Băng tải có chức năng vận chuyển bột.
5: Phễu đựng bột cán.
6: Cặp trục cán thô.
7: Hệ thống cán bán tinh và cán tinh
Thông số kỹ thuật chính của thiết bị
Năng suất từ 250 đến 300kg bột/ cối.
Động cơ có công suất hoạt động: 15HP.
Vòng quay của trục: 1430 vòng/phút.
Thời gian nhào trộn: 20 phút.
Nguyên tắc vận hành
Thiết bị trộn bột hoạt động theo nguyên tắc gián đoạn. Sau khi cho bột mì vào thiết bị, công nhân vận hành đóng nắp lại và công tắc được bật lên. Khi cấp điện các thanh truyền sẽ quay ngược chiều nhau nhờ hai động cơ. Bột khô sẽ được đánh tơi với thời gian 4 phút. Sau quá trình đánh tơi vạn tự động giá trên sẽ mở ra nước súp sẽ được rắc lên bột. Việc trộn bột sẽ tiếp tục chạy hết thời gian cài đặt trước. Kết thúc quá trình nhào bột, cơ cấu xả tự động mở, bột được chứa ở bồn phía dưới tiếp tục các công đoạn tiếp theo.
* Thiết bị cán bột
Sơ đồ cấu tạo hệ thống cán bột
Cấu tạo thiết bị cán bột
Hệ thống này sẽ có cấu tạo như sau:
Động cơ quay.
Bộ phận cào bột.
Hệ thống tải xích.
Băng tải bột.
Con mắt cảm ứng.
9 cặp trục cán với kích thước khác nhau
3 cặp cán cán thô.
5 cặp cán ban tinh.
1 cặp trục cán tinh
Các cặp trục có độ lớn giảm dần. Khe hở giữa các cặp trục có kích thước giảm dần, tuy nhiên vận tốc quay lại tăng lên.
Từ thùng chứa bột trộn sẽ được băng tải đưa đến thiết bị cán bột. Tại đây, bột sẽ được đánh tơi và đưa xuống phễu. Thanh gạt có chức năng đưa bột đến hai cặp trục cán. Hai cặp đầu tiên có nhiệm vụ cán bột thành 2 tấm, tiếp đó 2 tấm bột sẽ đi đến cặ trục thứ 3. Cặp trục này có nhiệm vụ ép hai tấm này lại thanh 1. Tấm mới tạo thanh có đặc tính mịn hơn, và tốt hơn. Tiến đến tấm bột sẽ được đưa đến các cán trục tiếp theo.
Nếu mức bột cán ở cặ trục đầu tiên, nằm ở phía dưới co mắt cảm ứng, thì ngay lập tức một tín hiệu sẽ bào về bộ điều khiển. Bộ điều khiến sẽ cho động cơ băng tải quay để chuyển bột xuống phễu để tiếp tục cán. Trong quá trình cán thì mức bột ở phễu luôn luôn đầy.
* Hệ thống hấp
Hệ thống hấp sẽ có những thông số sau đây:
Buồng hấp có thiết kế hình chữ nhật, được đặt nghiêng so với mặt sàn một góc, giúp quá trình thoát hơi nước được tốt hơn. Toàn bộ buồng được làm bằng inox 304, sử dụng bông thủy tinh để cách nhiệt ra bên ngoài. Buồng hấp có kích thước DxRxC (7x0,8x0,9), có thiết kế các cửa có thể mở ra để vệ sinh. Trên nắp được gắn cao su với chức năng đảm bảo độ kín.
Bên trong có 3 tầng với các băng tải chạy liên tục. Ở mỗi tầng sẽ bố trí các ống kim loại dẫn hơi, bên trên có khoan các lỗ hơi theo đường ziczac. Hai đầu của bồn hấp sẽ bố trí các ống thoát hơi thứ. Các ống này bố trí cao hơn mái nhà để hơi dễ dàng thoát ra ngoài.
Bột sau khi được cán sẽ di chuyển liên tục từ tầng 1 đến tầng 3 rồi ra bên ngoài. Tại bên trong lò hấp, hơi nước bão hòa sẽ được dẫn theo các dẫn hơi đi vào bên trong buồng hấp bằng các ống hun hơi. Hơi nước sẽ được phun lên các thành và đáy của hệ thống hấp. Sau đó, hơi sẽ được phản xạ lên băng tải có chứa bột.
Robot lễ tân khách sạn sản phẩm chuyên phục vụ trong khách sạn cao cấp
Các loại robot phục vụ bệnh viện phổ biến hiện nay
Mua robot phục vụ quán cà phê ở đâu?
* Bộ phận dao cắt định lượng
Bộ phận này sẽ có những thông số kỹ thuật chính sau đâu:
Công suất động cơ thiết kế 3HP.
Máy làm việc với tốc độ cắt 50 lần/ phút.
Dao có chiều dài 240 mm.
Đường kính cắt của dao là 60mm.
Dao được cấu tạo gồm hai trục, tuy nhiên chỉ có 1 trục được gắn dao để cắt. Trong khi đó, trục còn lại làm tấm kê. Các bộ phận của dao được làm từ vật liệu inox chống gỉ.
Trong quá trình hoạt động, hai trục sẽ quay ngược chiều nhau. Với chu kỳ đã cài sawcn dao sẽ được ấn vào trục giữ để cắt thành từng vắt nhỏ có trọng lượng định sẵn.
* Thiết bị chiên mì
Thiết bị chiên sẽ hoạt động liên tục bao gồm:
Buồng chiên.
Bồn dầu.
Hệ thống băng tải.
Dầu chiên.
Bộ phận lọc dầu tuần hoàn.
Bộ phận gia nhiệt.
Hệ thống thoát khí.
Bộ phận cấp dầu khi cần thiết.
Trong hệ thống dầu sẽ được bơm từ bộ phận chứa vào thiết bị trao đổi nhiệt. Khi dầu đạt nhiệt độ cần thiết sẽ được đưa đến buồng chiên. Tại đây mì sẽ được trao đổi nhiệt trực tiếp với dầu chiên, kết thúc quá trình dầu sẽ được bơm trở lại bộ phận trao đổi nhiệt. Bên trong hệ thống sẽ có một hộ lược đặt thông với bồn chiên.
Mì sau khi được cho vào buồng chiên, nắp sẽ được đậy lại để tránh việc rớt ra bên ngoài khuôn. Trong giai đoạn chiến, các sợi mì sẽ được ngập vào bên trong dầu, nước sẽ bị loại và dầu sẽ thấm sâu vào sợi mì. Các khuôn mì sẽ không để ngập quá sâu, tranh việc thoát hơi nơi không tốt.
* Thiết bị làm khô sợi mì
Thiết bị có thông số kỹ thuật chính sau đây:
Kích thước hệ thống DxRxC (15,3x1,501x1,6m).
Công suất tải của động cơ 0,75kw.
Thời gian sấy sản phẩm là 250 giây.
Quạt hút quay với tốc độ 1390 đến 1700 rpm.
Hệ thống làm khô có cấu tạo gồm 22 chiếc quạt được bố trí thanh 2 hàng, với chức năng thổi khí lên các sợi mì. Mì sau khi đi ra thiết bị chiên sẽ được băng tải qua hệ thống làm nguội. Tại đây các quạt hoạt động, sẽ làm cho mì nguội và ráo hết dầu. Ngoài ra nếu bạn đang quan tâm đến dây chuyền sản xuất bún tươi thì có thể tham khảo thêm tại bài viết này để hiểu rỏ hơn về quy trình vận hành.
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !
Hotline / Zalo: 0903 666 014
Website: https://uniduc.com/vi
-------------////--------------------------------------------////------------
HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.