Công nghệ thực tế ảo VR ngày càng phát triển, giúp con người mở mang trí óc, có thể cảm nhận không gian mô phỏng một cách chân thực nhất nhờ những thiết bị khác đi kèm. Theo thời gian, VR đang dần trở thành một ngành công nghệ mũi nhọn nhờ khả năng ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ nghiên cứu, chế tạo, quân sự, thương mại, bất động sản cho đến giải trí, du lịch,...Vậy công nghệ VR là gì? Tại sao lại gọi đây là công nghệ thực tế ảo? VR có những ứng dụng tiêu biểu gì?
1. Công nghệ thực tế ảo VR là gì?
VR (tên đầy đủ là Virtual Reality) hay còn gọi là thực tế ảo là một loại công nghệ giúp con người có thể cảm nhận không gian mô phỏng một cách chân thực hơn nhờ những sản phẩm/ công cụ có tích hợp. Nhờ công nghệ VR, bạn hoàn toàn có thể đến một "thế giới" khác, nơi chỉ có một mình bạn và những thành phần ảo hóa (không có thật) được tạo dựng từ thiết bị phần cứng/ứng dụng được lập trình sẵn.
Những hình ảnh, âm thanh của công nghệ VR sẽ đem lại những cảm giác rất thật, đánh lừa não bộ của bạn một cách cực "đỉnh". Chẳng hạn, bạn không biết bay nhưng vẫn có thể khám phá được những đám mây đang lơ lửng trong không gian, thậm chí là có thể vượt ra khỏi trải đất để đi khám phá dải Ngân Hà. Bạn có thể thám hiểm đại dương xanh, sa mạc Sahara, rừng Amazon mặc dùng vẫn đang ở trong phòng.
Nhắc đến công nghệ VR, không ít người nhầm lẫn với công nghệ AR vì 2 loại công nghệ này đều là những ứng dụng ảo. Tuy nhiên, công nghệ AR là loại thực tế tăng cường - vẫn tạo ra những hình ảnh/âm thanh ảo nhưng có cơ chế và hoạt động dựa vào thực tế. Ví dụ, với công nghệ VR, bạn có thể đi khắp đại dương với bán kính lên tới hàng trăm dặm, nghìn dặm mà chỉ cần đứng trong sân nhỏ - còn với công nghệ AR, nếu sân bạn đứng có bán kính 3km thì bạn chỉ đi vòng quanh đại dương trong bán kinh 3km mà thôi!
Với công nghệ VR và kính 4D/3D, bạn có thể khám phá thế giới một cách dễ dàng, chân thật nhất!
Có thể bạn quan tâm: các dòng kính thực tế ảo "hot nhất" thị trường
Tại sao lại gọi là "thực tế" ảo?
Có khả năng phản hồi theo thời gian thực nên hệ thống VR biết cách biến đổi môi trường 3D/4D sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Con người sẽ có thể quyết định bằng các hành động/suy nghĩ để hệ thống cảm biến nhận tín hiệu điện, từ đó phân tích và tạo ra 1 môi trường ảo mới theo nguyên lý, thuật toán đã được lập trình sẵn.
Ví dụ như khi chơi game nhập vai VR thông minh bằng kính 3D là công cụ đi kèm, bạn xoay hướng nhìn thì khung cảnh sẽ lập tức thay đổi. Nếu đang đá bóng bằng công nghệ VR, chạy và giao bóng trong một thời gian dài - mệt, thở gấp thì chỉ số sức mạnh của bạn tương ứng với nhân vật đang nhập vai cũng từ đó mà giảm xuống.
Công nghệ VR giúp người xem nhập vai vào những nhân vật trên sân bóng một cách chân thực, người dùng có thể đắm chìm trong những bàn thắng như đang đá ngoài thực tế!
2. Hệ thống thực tế ảo gồm những gì?
Hệ thống thực tế ảo VR gồm 5 thành phần là phần cứng, phần mềm, mạng liên kết, người dùng và các ứng dụng. Trong đó, 2 thành phần cơ bản nhất và quan trọng nhất mà mọi VR nào cũng có là:
- Phần cứng
- Phần mềm
Phần cứng
Trong phần cứng gồm có một số bộ phận như:
- Máy tính/điện thoại: có công dụng xử lí đồ họa, cho phép môi trường thực tế ảo chạy một cách trơn tru
- Những thiết bị đầu vào: (như bộ giao diện cử chỉ - Gesture interfaces, bộ giao diện định vị - Navigation interfaces, bộ dò tìm vị trí - Position trackiing,...) cho phép người dùng tương tác với thế giới ảo một cách dễ dàng, chính xác.
- Thiết bị đầu ra: (như thiết bị âm thanh và bộ phản hồi cảm giác, găng tay, bộ phản hồi xung lực,...
Phần mềm
Bất cứ loại VR sử dụng ứng dụng/thiết bị đi kèm nào cũng có 2 công dụng chính là tạo hình và mô phỏng:
- Tạo hình: thực hiện trên chính phần mềm đó hoặc sử dụng những phần mềm trung gian như 3D Studio, 3Ds Max, Maya, AutoCAD,...
- Mô phỏng: có thể mô phỏng các phản ứng vật lý như động học, động lực học, các va chạm,... hoặc mô phỏng ứng xử của đối tượng như dính nước vào quần áo thì màu sẽ đậm hơn, làm rơi cốc sẽ vỡ toang thành nhiều mảnh,..
Nếu muốn trải nghiệm ở chất lượng hình ảnh và âm thanh cao thì việc phải chi một số tiền lớn để mua những thiết bị phục vụ công nghệ VR là điều không tránh khỏi!
3. Điểm khác biệt của công nghệ VR giúp chúng "chiếm trọn cảm tình"của người dùng!
Tính tương tác thời gian thực
Tính tương tác thời gian thực của công nghệ VR cho phép máy tính có khả năng nhận biết được tín hiệu vào của người dùng, từ đó thay đổi thế giới ảo ngay lập tức. Con người sẽ bị thu hút bởi sự mô phỏng này vì nhìn thấy sự vật thay đổi theo ý nghĩ của bản thân họ.
Tính tương tác chân thật trong "thế giới ảo"
Tính tương tác của công nghệ VR ngày càng được cải tiến và hiện đại hơn, giúp con người có thể cảm nhận mọi thứ một cách chân thực, sống động nhất. Trong thế giới ảo có 2 khía cạnh chính, đó là:
- Sự du hành bên trong thế giới: cho phép người sử dụng có thể di chuyển khắp nơi một cách độc lập, di chuyển với cảm giác chân thật như "ngoài đời thường". Ngoài ra, nhà sản xuất còn phát triển thêm phần mềm/ ứng dụng thiết lập việc truy cập vào những khu vực "ảo"để người dùng có được nhiều mức tự do khác nhau (bay, xuyên không, đi xuyên tường, lặn sâu dưới đại dương, đi trên dải Ngân Hà,....). Sự du hành cũng được xem như sự định vị điểm nhìn của người dùng khi sử dụng công nghệ VR. Con người có thể tự theo dõi chính họ từ 1 khoảng cách thông qua cái nhìn của người khác,...
- Động lực học của môi trường: đây là những quy tắc về cách thức mà con người,sự vật và mọi thứ xung quanh môi trường tương tác với nhau theo 1 trật tự để trao đổi thông tin/ năng lượng.
Tạo cảm giác đắm chìm
Tạo cảm giác đắm chìm là một hiệu ứng tạo khả năng tập trung sự chú ý cao nhất ( theo cách có chọn lọc) vào chính những thông tin từ người dùng hệ thống thực tế ảo VR. Con người sẽ có cảm giác như mình là một phần của Thế giới,hòa lẫn vào Thế giới đó.
Khi sử dụng công nghệ VR với những ứng dụng/thiết bị đi kèm, người dùng không chỉ thấy đối tượng với đồ họa 3D/4D, có thể xoay, di chuyển, sờ vào sự vật mà còn có thể ngửi, nếm thức ăn trong Thế giới đó!
Sử dụng công nghệ VR sẽ tạo cho người dùng những cảm xúc chân thật nhất!
4. Ứng dụng của công nghệ thực thế ảo VR
Hiện nay, công nghệ thực tế ảo VR đang được nhiều nước phát triển trên Thế giới áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu, khoa học kĩ thuật, quân sự, địa ốc, kiến trúc, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ, bất động sản, du lịch, giải trí,...
Trong những lĩnh vực trên, du lịch ảo (Virtual Tour) là ngành sử dụng công nghệ VR phổ biến và rộng rãi nhất. Với công nghệ VR, bạn sẽ:
- Đi du lịch dễ dàng - Tiết kiệm tối đa chi phí khi đi du lịch: công nghệ VR có thể mô tả không gian giống hệt bên ngoài - vì vậy, bạn có thể đi mọi nơi trên Thế giới bất kì lúc nào mà không tốn kém tiền đi lại, ăn uống, thuê xe,...
- Mang lại trải nghiệm du lịch an toàn: bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo lắng về những rủi ro như tai nạn, thời tiết xấu, sức khỏe yếu hay bị “chặt chém”,.. khi đi du lịch bằng công nghệ thực tế ảo.
Hiện nay, có rất nhiều dòng kính thực tế ảo khác nhau trên thị trường, giúp các khách hàng có thể dễ dàng sử dụng công nghệ VR mà không cần bỏ nhiều tiền
khi mua những thiết bị lỉnh kỉnh khác đi kèm. Trước khi mua kính thực tế ảo, bạn cần kiểm tra kĩ nguyên lý hoạt động, giá tiền,... của thiết bị. Từ đó,lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với bản thân.
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !
Hotline / Zalo: 0903 666 014
Website: https://uniduc.com/vi
-------------////--------------------------------------------////------------
HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.