Các loại cáp mạng phổ biến nhất hiện nay

Các loại cáp mạng phổ biến nhất hiện nay

Uniduc JSC - 2021-08-31 16:14:53 | 1321 lượt xem

Mục lục

Cáp mạng là phần cứng mạng, nó được dùng để kết nối thiết bị mạng này với thiết bị mạng khác. Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều loại cáp mạng khác nhau, để biết xem loại nào tốt và được sử dụng nhiều, bạn hãy cùng Uniduc.com tìm hiểu.

1. Top 6 các loại cáp mạng phổ biến nhất

1.1. Cáp xoắn đôi

Cáp xoắn đôi

Có thể bạn chưa biết, cáp xoắn đôi thường là một loại dây dẫn và bên trong nó là hai dây dẫn (dây đồng) của một mạch đơn được xoắn lại với nhau. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao các cặp lại xoắn với nhau? Điều này không quá khó để giải thích, bởi hai dây dẫn này mang tín hiệu gần giống nhau thế nhưng lại ngược chiều nhau. Một cặp rất có khả năng gây ra nhiễu xuyên âm tới các cặp khác và hiệu ứng trở nên mạnh mẽ hơn, nó dọc theo chiều dài của cáp.

Trên thực tế, nếu như điều này xảy ra thì sẽ không có lợi đối với việc truyền tín hiệu đi. Chính điều đó, việc xoắn cáp sẽ giảm đi việc nhiễu xuyên âm giữa các dây. Bên cạnh đó cáp xoắn đôi còn được dùng trong các mạng dữ liệu cho các kết nối ngắn và trung bình. Bởi chi phí của nó thấp hơn so với cáp quang và cáp đồng trục nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng.

1.2. Cáp STP và UTP

Cáp xoắn đôi thông thường sẽ được bảo vệ để ngăn chặn, hạn chế hiện tượng nhiễu điện từ. Cáp chắn đôi này cũng được bảo vệ bởi vỏ chống nhiễu và nó được gọi là cáp xoăn được bảo vệ (STP). Ngược lại với STP là cáp xoắn đôi không được che chắn, bảo vệ bởi vỏ chống nhiễu UTP sẽ để trần và không được bảo vệ.

 Cáp STP và UTP

Cáp STP được chia thành 2 loại vỏ đó là: chống nhiễu chung và vỏ chống nhiễu  riêng. Riêng cáp STP cùng với vỏ chống nhiễu riêng sẽ có lá nhôm cho mỗi cặp xoắn hoặc là hai cặp xoắn một. Trên thực tế loại vỏ này sẽ bảo vệ để cáp không có hiện tượng nhiễu điện từ bên ngoài (EMI) vào hoặc ra khỏi cáp. Bên cạnh đó, nó còn thực hiện bảo vệ cho những cáp bên cạnh không có hiện tượng nhiễu xuyên âm.

Cáp OSTP có vỏ chống nhiễu chung hoặc vỏ chống nhiễu riêng trên toàn bộ các cặp trong cáp xoắn đôi. Thông thường loại vỏ này cũng giúp ngăn chặn EMI xâm nhập hoặc thoát ra khỏi cáp. Đối với một cáp STP có thể có cả vỏ chống nhiễu chung và vỏ chống nhiễu riêng.

Cáp UTP không có vỏ chống nhiễu nên dễ bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng nhiễu từ bên ngoài. Cũng vì lý do này mà cáp UTP thường không được tìm thấy trong các ứng dụng của điện thoại trong nhà. Thế nhưng cáp điện thoại ngoài trời sẽ chứa rất nhiều cặp khác nhau. Các cặp cùng tốc độ xoắn trong cáp có thể chịu được mức độ nhiễu xuyên âm. Bởi vậy mà các cặp dây này sẽ được lựa chọn một cách cẩn thận trong một cáp lớn để giảm hiện tượng nhiễu xuyên âm.

Thông thường cáp UTP dùng đầu nối RJ45, nó gần giống đầu nối điện thoại RJ11. Tuy nhiên nó có 8 dây thay vì đầu nối điện thoại chỉ có 4 dây.

1.3. Cáp Ethernet

Có thể nói, mỗi khi nhắc đến cáp mạng, chúng ta không thể không nói đến cáp Ethernet. Đây là một loại cáp điển hình, khá quen thuộc với nhiều người.

- Category 3: Cáp này hay còn được gọi là Cat 3, đây là cáp xoắn đôi và không có vỏ chống nhiễu. Nó được thiết kế nhằm mục đích truyền dữ liệu đáng tin cậy lên đến 10Mbit/giây, băng thông có thể lên đến 16Mhz. Đây là một phần tiêu chuẩn của những cáp đồng được xác định từ Liên minh công nghiệp điện tử và hiệp hội công nghiệp viễn thông. Category 3 là cáp mạng vô cùng phổ biến trong những năm 90. Thế nhưng, ngay sau đó khi công nghệ dần phát triển thì loại cáp này dường như đã được thay thế bởi Cat 5, mang lại tốc độ tốt hơn nhiều.

Cáp Ethernet

- Category 5: Cáp này hay còn được gọi là cat 5, cũng là một loại cáp xoắn đôi không có vỏ chống nhiễu. Nó cũng được thiết kế ra để đảm bảo tính toàn vẹn tín hiệu cao. Tiêu chuẩn của cat 5 sẽ xác định các tính chất điện cụ thể của dây đó. Thế nhưng nó cũng chỉ được đánh giá bằng khả năng Ethernet là 100mbit/s. Tiêu chuẩn cụ thể của nó sẽ là EIA/TIA-568. Thông thường Category 5 sẽ có 3 cặp xoắn mỗi inch. Mỗi một cặp xoắn có 24 dây đồng. Việc xoắn cáp này sẽ làm giảm hiện tượng nhiễu điện và nhiễu xuyên âm.

Ngoài ra, còn một đặc điểm nữa, nó là dây dẫn được cách điện bằng nhựa FEP, độ phân tán khá thấp. Điều này cũng có nghĩa là hằng số điện của mỗi nhựa không phụ thuộc vào tần số. Bởi vậy mà bạn cần phải chú ý đặc biệt để làm giảm thiểu sự không phù hợp trở kháng tại những điểm kết nối. Trên thực tế, loại Cat 5 này sẽ được dùng nhiều trong cáp cấu trúc cho mạng máy tính như Fast Ethernet, mặc dù nó cùng được dùng để truyền tín hiệu khác như dịch vụ thoại cơ bản hay token ring và ATM.

- Category 5e: Đây là phiên bản nâng cao hơn so với Cat 5, dùng với mạng 1000BASE-T hoặc dùng cho các liên kết 100 Base-T đường dài (350m so với 100m đối với Cat 5). Nó cũng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn EIA/TIA 568A-5. Có thể bạn chưa biết, dường như các dây cáp đều bán dưới danh nghĩa là cat 5, nhưng thực ra nó à cat 5e. Dựa vào những tín hiệu trên mà bạn có thể phân loại chúng dễ hơn.

- Category 6: Tiêu chuẩn cho Gigabit Ethernet và những kết nối khác tương thích ngược lại với cat 5, cat 5e, cat 3. Nó có đặc điểm kỹ thuật nổi bật hơn, nghiêm ngặt hơn so với đề phòng nhiễu xuyên âm và hệ thống. Tiêu chuẩn của cap sẽ phù hợp cho những kết nối 10BASE-T, 100BASE-TX, 1000BASE-T.

- Category 7: Đây là cáp chuẩn siêu nhanh và các công nghệ khác kết nối khác có thể tương thích với Ethernet cat 5 và cat 6. Loại Category 7 có đặc điểm kỹ thuật khá nghiêm hơn để đề phòng hiện tượng nhiễu xuyên âm và nhiễu hệ thống tốt hơn so với Category 6. Để Category 7 có thể đạt được điều này thì bên ngoài vỏ chống nhiễu đã được thêm từng cặp dây và toàn bộ cáp.

1.4. Cáp xoắn đôi T568A và T568B

Hai tiêu chuẩn dây điện được sử dụng với cáp xoắn đôi sẽ là T568A và T568B. Đây là tiêu chuẩn viễn thông từ TIA và EIA, chỉ định chuẩn bị hết pin cho đầu nối trên cáp UTP hoặc là STP.

Cáp xoắn đôi T568A và T568B

Có thể bạn chưa biết số 568 nhắc đến thứ tự mà trong đó, cá dây trong cáp xoắn đôi được gắn vào đầu nối. Tín hiệu của nó giống nhau với 2 tiêu chuẩn này.

Số pin cũng được đọc từ bên trái sang phải và những đầu nối từ trên xuống. Bạn cần lưu ý các đầu ra của pin được giữ nguyên. Sự khác biệt, cũng là đặc điểm nhận dạng duy nhất là mã hóa màu của hệ thống dây điện.

1.5. Cáp đồng trục

Cáp đồng trục

Cáp đồng trục hay còn được hiểu là một loại cáp có dây dẫn ở bên trong. Nó được bao quanh bởi các lớp cách điện hình ống, ngoài cùng có một vỏ chống nhiễu hình ống. Các dây bên trong và tấm chắn dẫn bên ngoài có cùng trục với nhau. Có rất nhiều cáp đồng trục có lớp vỏ bên ngoài hoặc là vỏ bọc cách điện.

1.6. Cáp capable optical fiber (COF)

Cáp capable optical fiber (COF)

Cáp quang là phương tiện truyền dẫn tốt cho dung lượng dữ liệu cao và hỗ trợ khoảng cách dài. Đây là một thành phần không thể thiếu của một mạng cáp quang nào. Bên trong cáp có lõi thủy tinh, bên ngoài phủ bằng cao su. Được dùng bằng chùm ánh sáng thay vì tín hiệu để chuyển tiếp dữ liệu. Có thể do ánh sáng không bị hao hụt theo khoảng cách giống như tín hiệu điện. Vì thế mà cáp này có thể truyền tín hiệu trong khoảng cách đo bằng km, tốc độ truyền từ 10Mbps lên 100Mbps hoặc có thể cao hơn.

2. Một vài lưu ý khi mua cáp mạng

- Kiểm tra chất lượng của cáp

Đương nhiên rồi, đây là một yếu tố quan trọng bạn cần phải lưu ý mỗi khi mua dây cáp mạng. Cần phải kiểm tra chất liệu của lõi dây truyền tín hiệu, kích thước của lõi dây, độ xoắn của 4 cặp dây truyền tín hiệu và xem cáp mạng đó có đầy đủ các thành phần của cáp theo quy định hay không? Bởi chỉ khi chất lượng của cáp đảm bảo thì việc sử dụng mới được tốt và đường truyền mạng cũng ổn định hơn rất nhiều. Trên thực tế việc kiểm tra chất lượng cáp lại rất ít người biết. Chỉ những người thợ hoặc người am hiểu mới nắm rõ được.

Một vài lưu ý khi mua cáp mạng

- Thương hiệu khi mua cáp mạng cũng phải đảm bảo:

Việc chú ý đến thương hiệu, địa chỉ mua cáp mạng cũng là điều vô cùng cần thiết đối với người mua. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp, chính vì thế mà người mua dễ dàng bị hoang mang, không biết đâu mới là địa chỉ uy tín. Một khi lựa chọn được thương hiệu, bạn cũng yên tâm hơn về chất lượng và giá cả.

- Lưu ý về chứng từ, chứng nhận của cáp: Khi mua cáp mạng bạn cần lưu ý đến những chứng từ như: CO, CQ, ISO, CE, RoSH. Đây là loại giấy tờ chứng minh cáp mạng đó đảm bảo an toàn, chất lượng cao.

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về 6 cáp mạng phổ biến nhất thị trường. Bên cạnh những loại cáp mạng này thì còn có rất nhiều loại khác. Thế nhưng trong quá trình mua, sử dụng bạn nên tìm hiểu thật kỹ về các thông tin cần thiết để mua được sản phẩm tốt. Rất mong rằng với các thông tin ở bài viết này sẽ đem lại cho bạn những kinh nghiệm, chia sẻ hữu ích nhất.

Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !

Hotline / Zalo: 0903 666 014

Website: https://uniduc.com/vi

-------------////--------------------------------------------////------------

HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.

Đăng kí nhận tin mới



Đánh giá bài viết

100%

1 Tổng người đánh giá
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Uniduc

Địa Chỉ: 22 Đường Số 54, Phường Thảo Điền, Quận 2

Hotline: 086 567 7939 (Phòng Kinh Doanh / HTKT)

Email: [email protected]

Website: https://uniduc.com/vi

 

 
TỔNG QUAN

Công ty Cổ Phần Uniduc chuyên cung cấp các loại robot phục vụ, Agv Robot, hệ thống tự động. Với kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm và đội ngũ kỹ sư năng động sáng tạo. Hi vọng Uniduc là điếm đến công nghệ là nơi khách hàng luôn gửi trọn niềm tin. Chúng tôi sẽ luôn luôn phấn đấu cung cấp cho bạn giải pháp, máy móc, dịch vụ tốt nhất.

TIN MỚI
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận bản tin thường xuyên để cập nhật giá bán và các chương trình khuyến mãi.


©2018 - 2022 Copyright Uniduc., Jsc. Sitemap