PLC là thiết bị điều khiển đòi hỏi người dùng cần lập trình mới có thể vận hành các thiết bị và sử dụng để phục vụ nhu cầu một cách trơn tru. Tuy nhiên, bạn là người mới tìm hiểu nên chưa biết lập trình PLC như thế nào cho chuẩn? Bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn đến bạn chi tiết 11 bước cách lập trình PLC và ví dụ chi tiết để bạn có thể tham khảo.
PLC là gì?
PLC ( Programmable Logic Controller) là một thiết bị điều khiển cho phép người dùng lập trình và điều khiển các thiết bị công nghệ một cách linh hoạt. Thông qua bộ điều khiển PLC, người dùng có thể hoàn toàn thay đổi một thuật toán thông qua việc lập trình PLC (viết bằng ngôn ngữ lập trình).
PLC là một thiết bị cho phép người dùng lập trình để điều khiển máy móc
Bạn có thể xem thêm:
Top các dòng Raspberry thông dụng nhất trên thị trường
Top máy lọc nước tại vòi tốt nhất 2021
Top 5 mỏ hàn chì bán chạy và thương hiệu uy tín trên thị trường
Hướng dẫn 11 bước lập trình PLC
Bước 1: Tìm hiểu công nghệ
Trước khi tiến hành lập trình PLC cơ bản, người lập trình cần phải tìm hiểu kỹ các yêu cầu công nghệ cũng như bổ xung được các yêu cầu còn thiếu. Tại bước này sẽ giúp người lập trình có thể dễ dàng nắm rõ các đặc tính công nghệ và có những giải pháp tốt nhất khi lập trình.
Bước 2: Liệt kê
Hãy liệt kê ra đầy đủ các cổng dự trữ, cổng vào ra,... đồng thời chọn PLC có số đầu vào lớn hơn hoặc bằng theo yêu cầu.
Bước 3: Phân cổng PLC
Tại bước này ta tiến hành phân cổng vào ra cho PLC để thuận tiện trong việc lập trình. Phân cổng PLC bao gồm:
- Phân cổng PLC vào ra dựa theo chức năng yêu cầu
- Phân cổng vào ra có dụng ý
Bước 4: Dựng lưu đồ chương trình
Xây dựng lưu đồ chương trình sẽ giúp bạn kiểm tra tính khả thi của việc lập trình, nhanh chóng đưa ra những giải thuật để viết chương trình một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đặc điểm khi dựng lưu đồ chương trình:
- Phải mô tả được quá trình hoạt động của hệ thống
- Thiết lập, xác định các hoạt động chính của thiết bị và vẽ thành khối
- Xác định tuần tự nguyên lỹ vận hành và thể hiện chúng bằng mũi tên.
- Mỗi khối thực thi trong lưu đồ phải được đặt bằng một tên nhất định
- Khi tuần tự này thay đổi thì sử dụng các khối Decision để rẽ nhánh
- Giải thích hoạt động theo lưu đồ để sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện lưu đồ trước khi bắt đầu viết chương trình.
Bước 5: Dịch lưu đồ sang giản đồ
Bước 6: Lập trình giản đồ thang vào PLC
Bước 7: Chạy mô phỏng kiểm tra chương trình
Tại bước này ta phải đảm bảo các yếu tố như:
- Tạo được ra các tín hiệu thử tương tự thực tế rồi đưa đến đầu vào của PLC
- Xem kết quả đầu ra trên PLC và trên phần mềm mô phỏng. So sánh với lý thuyết
Bước 8: Nối PLC với thiết bị thực
Bước 9: Kiểm tra nối
Sau khi thực hiện các bước nối PLC, để đảm bảo phần nguồn cấp dược thực hiện đúng ta cần kiểm tra chắc chắn phần ghép nối theo đúng sơ đồ nguyên lý. Đồng thời đảm bảo chắc chắn điện áp nguồn cấp cũng phải đúng với sơ đồ nguyên lý, yêu cầu. Điều này sẽ khiến quá trình điều khiển diễn ra an toàn và không gây nguy hiểm cho các thiết bị.
Bước 10: Chạy toàn bộ hệ thống
Bước 11: Bàn giao và lưu cất chương trình
Biến tần là gì? Một số loại biến tần được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay
Bảng mã lỗi biến tần ABB và cách khắc phục lỗi cơ bản
Hướng dẫn cài đặt biến tần Mitsubishi E700
Ví dụ về cách lập trình PLC điều khiển 2 quạt (1.5KW - 220V)
Thực hiện các bước lập trình PLC để điều khiển 2 quạt (1,5KW - 220V) làm mát động cơ theo nguyên lý:
- Công tắc ON cho khởi động
- Công tắc 1: Cả 2 quạt hoạt động
- Công tắc 2: Quạt 1 hoạt động 5 phút, tiếp theo quạt 2 hoạt động 5 phút, quá trình luôn phiên nhau
- Công tắc Off để dừng quá trình
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu
Tại bước này người lập trình phải tìm hiểu kỹ các yêu cầu công nghệ. Taị ví dụ thì yêu cầu ở đây là: Điều khiển hoạt động của 2 quạt làm mát động cơ
Bước 2: Xác định tất cả các đầu vào ra cho hệ thống
Dựa theo yêu cầu đã phân tích ở bước trên, lúc này bạn có thể liệt kê ra 1 bảng danh sách các đầu vào đầu ra cho yêu cầu như:
- Đầu vào: Công tắc ON – OFF, công tắc 1, công tắc 2.
- Đầu ra: quạt 1, quạt 2
Bước 3: Xác định cấu trúc phần cứng mạch điều khiển, mạch động lực
Từ số lượng cổng vào ra, mức độ quy mô yêu cầu mà ta sẽ chọn ra loại PLC và các thiết bị phụ trợ như: nguồn cấp, module mở rộng IO, rơ le…
Thiết kế mạch động lực và điều khiển cho yêu cầu: Theo như yêu cầu thì có 4 đầu vào và 2 đầu ra. Việc của bạn là chọn loại PLC nào phù hợp. Ở đây ta có thể chọn phần mềm Step 7 Pro lập trình cho PLC Siemens S7 300/ S7 400.
Bước 4: Xây dựng lưu đồ thuật toán
Lưu đồ thuật toán sẽ giúp bạn kiểm tra được tính khả thi của việc lập trình từ đó nhanh chóng đưa ra được những giải thuật để viết một cách hiệu quả và phù hợp nhất.
Ví dụ về sơ đồ thuật toán
Bước 5: Khai báo biến trong bảng SYMBOLS và lập trình
Dựa trên lưu đồ ở bước 4 mà ta có thể viết chương trình cho bài toán tron phần mềm hỗ trợ PLC. Tùy theo từng dòng PLC mà có các phần mềm lập trình khác nhau.
Việc khai báo biến trong bảng symbols sẽ giúp bạn tránh bị nhầm, dễ dàng hơn trong quá trình vận hành.
Hình ảnh chương trình ví dụ trên
Bước 6: Kiểm tra mô phỏng chương trình
Sau khi lập trình sau bạn cần kiểm tra chạy thử chương trình bằng các phần mềm mô phỏng. Nếu quá trình bị phát sinh lỗi thì bạn có thể kiểm tra ở bước 5.
Bước 7: Đầu nối vận hành thực tế và kiểm tra lỗi
Ở bước này bạn cần nạp chương trình xuống PLC thật. Sau đó bạn sẽ đi vào đầu nối của phần cứng yêu cầu. Nếu quá trình đầu nối phát sinh ra lỗi thì hãy xem lại bước 3 (Kiểm tra xem đã nối đúng theo sơ đồ mạch điều khiển - động lực chưa?)
Bước 8: Bàn giao và lưu trữ chương trình
Sau khi đã hoàn thành các bước lập trình PLC, công việc cuối cùng là nghiệm thu và bàn giao công nghệ đến khách hàng.
Lưu ý: Bạn nên lưu lại chương trình để sau này khi có sự cố bạn còn có thể sử dụng code để bào hành và bảo trì thiết bị.
Trên đây là các bước lập trình PLC cùng ví dụ minh hoạt cụ thể. Hy vọng rằng với những thông tin gợi ý trên có thể giúp bạn hoàn thành các bước lập trình PLC một cách trơn tru.
Mời bạn có thể tham gia cộng đồng robotic để đặt câu hỏi cũng như tìm hiểu về robot.
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !
Hotline / Zalo: 0903 666 014
Website: https://uniduc.com/vi
-------------////--------------------------------------------////------------
HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.