Như bạn đã biết, bản lề là dụng cụ kỹ thuật được sử dụng vô cùng phổ biến. Nó được tạo ra để cố định cánh cửa hoặc đối tượng rắn khác. Là một sản phẩm thông dụng trong hầu hết các gia đình. Thế nhưng liệu bạn đã biết loại bản lề thông dụng nhất thị trường? Hãy dành ít phút cùng tìm hiểu ngay ở bài viết sau.
1. Top 6 bản lề cửa thông dụng nhất
1.1. Bản lề lá
- Khi nhắc đến loại dụng cụ kỹ thuật này thì chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua bản lề lá. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta vô cùng dễ dàng nhìn thấy loại bản lề này ở các cánh cửa như: Cửa phòng, cửa chính, cửa nhà vệ sinh,...
- Cấu tạo của bản lề khá lại khá đặc biệt và dễ nhận biết. Nó được nhà sản xuất thiết kế hai mảnh giống nhau, nối liền với nhau và xoay quanh hai bộ phận bằng gỗ. - Ưu điểm của loại bản lề lá:
+ Có thể nói ưu điểm đầu tiêu khi sử dụng loại bản lề lá này chính là độ bền cao và có tính thẩm mỹ đẹp. Khả năng chịu lực của loại này cũng vô cùng tốt.
+ Khi bạn mở cửa sẽ không bị phát ra tiếng ồn lớn. Chính vì thế mà bản lề lá thường xuyên được sử dụng cho cánh cửa nhỏ hoặc lắp các thùng, hộp nhỏ hay các loại công trình phụ như cửa nhà vệ sinh.
1.2. Bản lề sàn
- Trên thực tế bản lề sàn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Bản lề kính, bản lề cửa kính, bản lề thủy thực hay bản lề âm sàn.
- Đây là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu được trên mỗi cửa kính thủy lực. Bản lề này sẽ được cố định trục đỡ và giữ chắc cho cửa kính không bị đổ. Điều này sẽ giúp cho tuổi thọ của cửa kính thêm phần chắc chắn và bền lâu hơn, đặc biệt còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Bản lề cửa kính cường lực có khả năng tự đóng cửa lại sau khi được mở ra.
- Bản lề trụ được thiết kế với dạng hình trụ, sử dụng nhiều trong việc lắp đặt cửa. Thông thường bản lề này được làm từ sắt. Nếu như sử dụng trong một thời gian dài sẽ phát ra tiếng ồn. Cũng chính vì nhược điểm này là bản lề này ít được sử dụng trong các gia đình. Nếu như bạn đang sử dụng loại bản lề này thì phải tra dầu mỡ thường xuyên để tránh phát ra tiếng ồn lớn khi sử dụng.
- Bản lề sàn có đặc điểm: Nó có tác dụng chính là cản lực giảm dần đều bằng dầu. Ngoài ra còn có chức năng giảm xóc giống xe máy để đảm bảo cho cánh quạt hoạt động một cách êm nhẹ.
- Ưu điểm của bản lề sàn:
+ Loại bản lề này có chức năng đóng mở cửa từ 2 phía, người dùng có thể điều khiển tốc độ đóng nhanh hoặc chậm tùy ý. Đặc biệt cửa còn có thể đóng lại một cách êm ái mà không ra tiếng ồn.
+ Nó có sức trọng tải tương đối lớn, có thể nâng toàn bộ cánh cửa to và trọng lượng nặng.
+ Với mỗi cửa sẽ có từng kích thước khác nhau, sử dụng kính có độ dày khác nhau. Chính vì thế mà trọng tải của từng loại cửa cũng khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào kích thước và trọng tải của cửa kính để chọn bản lề phù hợp nhất.
- Một vài lưu ý khi lắp bản lề sàn bạn cần biết:
+ Bạn không nên mài mòn, tác động đến cốt của bản lề sàn. Tuyệt đối không lót thêm, chèn thêm vật gì vào bên trong bản lề. Nếu như bạn thêm các vật không cần thiết vào bản lề sẽ gây ra tình trạng xệ cửa kính và phát ra những âm thanh lớn mỗi khi đóng, mở cửa.
+ Trong quá trình lắp đặt cần phải tỉ mỉ, kiên nhẫn để điều chỉnh tốc độ đóng, mở cửa thích hợp nhất. Cho dù có việc gì thì bạn cũng không nên quá gấp gáp đóng hoặc điều chỉnh đột ngột. Điều này sẽ rất dễ làm hỏng bản lề hoặc thậm chí là vỡ cửa kính.
- Một vài thương hiệu bản lề sàn phổ biến nhất trên thị trường phải kể đến như: Bản lề sàn VVP, Newstar, Hafele, yale, GMT.
1.3. Bản lề bật
- Bản lề bật hay còn gọi là bản lề giảm chấn. Loại bản lề này tương đối phức tạp. Bản lề bật nhỏ được thiết kế để lắp vào bên trong cánh cửa tủ. Khi ứng dụng bản lề này vào các cánh tủ sẽ giúp bạn điều chỉnh cánh tủ một cách đơn giản mà tại chỗ. Đặc biệt còn có thể tháo rời để vệ sinh hoặc tra dầu nếu như cần thiết.
- Bản lề bật hiện nay có 3 loại, bao gồm: Bản lề giảm chấn bật thẳng, bật cong vừa, bật cong nhiều.
1.4. Bản lề cối
- Loại bản lề này được ứng dụng nhiều trong các cửa đi mở quay. Việc lắp đặt hay sử dụng bản lề cối thường khá đơn giản.
- Bản lề cối cũng có tác dụng để cố định cửa và gắn kết cửa với các đối tượng cố định để cửa hoạt động tốt và trơn tru hơn.
- Về cơ bản thì bản lề cối có chức năng giống với các loại bản lề khác. Thế nhưng đây là loại được sử dụng nhiều hơn cả bởi cấu tạo của nó khá chắc chắn. Trên bề mặt có một lớp sơn công nghệ hiện đại, có thể dùng lâu dài mà không lo về han gỉ. Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều bản lề cối với nhiều màu sắc khác nhau. Trong đó có 6 loại màu phổ biến như: Trắng, đen, bạc, vàng, ghi,…
1.5. Bản lề chữ thập
- Đúng như tên gọi của nó, bản lề chữ thập có hình dấu cộng, được tạo ra từ sắt. Bên ngoài bản lề có mạ một lớp đồng chống gỉ sét.
- Bản lề chữ thập rất thích hợp cho những cửa có khớp nối 2 mặt phẳng, chịu được lực cao, dễ dàng trong việc tháo lắp và tra dầu mỡ. Cũng vì những ưu điểm này mà bản lề chữ thập đang được sử dụng phổ biến trong vài năm trở lại đây.
1.6. Bản lề cửa gỗ
- Bản lề gỗ đang được dùng phổ biến cho các loại cửa gỗ hiện nay. Đối với các cửa mở bên trái hay phải thì đều thích hợp để lắp bản lề này. Đặc biệt, với thiết kế khá đơn giản, nó giúp cho người dùng dễ dàng trong việc sử dụng cũng như tháo lắp để vệ sinh.
- Bản lề gỗ được làm từ chất liệu đồng hoặc inox có độ bóng tương đối cao. Thông thường bản lề gỗ chịu được lực với cánh cửa có trọng lượng dao động từ 60 -80kg.
Bạn xem thêm:
Top 3 loại Mica phổ biến nhất hiện nay
Top 5 máy khoan mini cầm tay bán chạy, giá tốt trên thị trường
Top 6 bản lề cửa thông dụng nhất hiện nay
2. Cách lắp đặt bản lề với 5 bước
Bản lề là một vật dụng khá phổ biến trong mỗi gia đình. Nó có cấu tạo không quá phức tạp, vì thế mà việc lắp đặt cũng không phải khó. Bạn có thể tham khảo thêm cách lắp bản lề đúng với 5 bước như sau:
- Bước 1: Số lượng bản lề
Đầu tiên bạn cần xác định xem số lượng bản lề cần thiết cho cánh cửa là bao nhiêu? Thông thường một số cánh cửa lớn sẽ cần đến 5 bản lề.
- Bước 2: Tiến hành đo đạc và khoan lỗ bản lề ở cánh cửa:
Tiếp theo bạn cần kiểm tra, xác định đường kính của lỗi đặt cốc trên cánh cửa mà bản lề hiện tại đang nằm ở đó, thông thường là 26mm, 35mm, 40mm. Nếu như bạn muốn lắp đặt một bản lề mới thì cần phải có máy cắt lỗ để thực hiện dễ dàng hơn.
- Bước 3: Xác định vị trí đế
Với những bản lề thẳng và trùm nửa thì các vị trí lỗ tấm lắp đặt cách nhau khoảng 37mm, tâm dọc giữa hai lỗ cũng phải cách nhau khoảng 32mm. Riêng với ứng dụng bản lề lọt lòng thì vị trí lỗ tấm lắp đặt khoảng 37mm + độ dày của cửa + 1mm để cửa được làm phẳng cùng với cạnh trước của tủ, cách tâm dọc giữa hai lỗ là 32mm.
- Bước 4: Thực hiện gắn bản lề vào đế
+ Đối với bản lề Clip-on: bạn đặt bản lề lên đế sau đó đẩy nó lên. Bạn cần thực hiện thao tác này trên toàn bộ cánh cửa.
+ Đối với bản lề Slide-on: Đặt bản lề lên đế và cố định bằng vít trên đầu, đương nhiên bạn cũng phải thực hiện thao tác này với các cánh cửa còn lại.
- Bước 5: Căn chỉnh
Trong quá trình lắp đặt, việc các cánh không thẳng hay bị xô lệch sẽ không thể tránh khỏi. Chính vì thế mà bạn cần phải căn chỉnh lại sao cho đúng, khớp với các lỗ nhất.
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về các loại bản lề cửa thông dụng nhất trên thị trường. Rất mong rằng với chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên truy cập trang web thường xuyên để cập nhật các bài viết mới.
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !
Hotline / Zalo: 0903 666 014
Website: https://uniduc.com/vi
-------------////--------------------------------------------////------------
HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.