Virus Corona đã gây ra thiệt hại lớn cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành may mặc. Vì thiếu nguồn cung, Thủ tướng Việt Nam đã cho phép bán khẩu trang y tế xuất khẩu. Trong bài blog ngày hôm nay, Uniduc muốn chia sẻ đến các bạn về tình hình ngành may mặc tại Việt Nam, cẩn trọng trong đầu tư và thông tin về sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Mời các bạn đọc tiếp để biết thêm chi tiết cụ thể.
I. Tình hình ngành may mặc ở Việt Nam.
Hà Nội là một trong những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở Việt Nam do vi rút Corona. Dù dịch bệnh gây ra khó khăn rất lớn cho ngành may mặc, nhưng nó đã mang lại cơ hội đáng kể để Việt Nam có thể trở thành nhà máy sản xuất khẩu trang y tế của thế giới.
Nhiều công ty may mặc bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 gần đây đã bắt đầu đầu tư vào sản xuất khẩu trang như một giải pháp trong thời kỳ khó khăn này cũng như nắm bắt các cơ hội phát sinh từ sự thiếu hụt nguồn cung. Cụ thể, một số công ty đã nhận được các đơn đặt hàng xuất khẩu có trị giá lên đến hàng triệu đô la. Đối với ngành may mặc mà nói, đấy thực sự là một dấu hiệu tích cực vì ngành này đã trải qua áp lực lớn từ đại dịch.
Cách đây không lâu, Công ty Cổ phần Tập đoàn May 10 đã nhận được đơn hàng xuất khẩu 400 triệu khẩu trang y tế trị giá 52 triệu USD. Không chỉ có thế, họ còn có các đơn đặt hàng từ đối tác Hoa Kỳ với 20 triệu khẩu trang vải và 6 triệu khẩu trang y tế từ đối tác Đức.
Trong tháng vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG cũng đã vận chuyển khẩu trang vải chống vi khuẩn sang Liên minh Châu Âu. Họ đầu tư vào công việc sản xuất khẩu trang y tế đã được dự kiến bắt đầu từ tháng 5. Trong quý đầu tiên của năm nay, doanh số của họ tại thị trường nội địa đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể thấy rõ rằng có rất nhiều cơ hội lớn cho việc bán khẩu trang xuất khẩu. Theo Bộ Công Thương, 50 nhà sản xuất trong nước báo cáo với họ có tổng công suất 8 triệu khẩu trang mỗi ngày. Họ cũng nói rằng năng lực sản xuất khẩu trang y tế ở Việt Nam có thể tăng cao hơn rất nhiều.
II. Thận trọng trong đầu tư.
Trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam, Phó Giám đốc AFT (Cơ quan Ngoại thương) - ông Trần Thanh Hải cho biết Việt Nam có thể trở thành nhà sản xuất khẩu trang lớn trên thế giới. Thương mại nên được chú trọng đẩy mạnh nhiều hơn nhằm mục đích nâng cao nhận thức đeo khẩu trang cho người tiêu dùng và khuyến khích sử dụng khẩu trang vải thay cho khẩu trang y tế.
Mặt khác, ông cũng lưu ý rằng các công ty cần cân nhắc cẩn thận khi đầu tư vào sản xuất khẩu trang như một khoản đầu tư dài hạn hoặc quy mô lớn vì nhu cầu sử dụng khẩu trang có thể giảm sút khi đại dịch kết thúc.
Ông cũng cho biết thêm rằng các nhà sản xuất khẩu trang y tế 3D ,2D phải chú ý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và an toàn của thị trường nhập khẩu cũng như đạt được chứng chỉ để mở rộng xuất khẩu.
Theo Văn phòng Thương mại Việt Nam tại EU, nhiều nhà sản xuất khẩu trang bảo hộ và khẩu trang y tế tại Việt Nam đã liên hệ đến họ để được hỗ trợ, từ đó họ có thể tìm được đối tác xuất khẩu các sản phẩm này.
Các nhà sản xuất phải lưu ý rằng để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ sang EU, họ phải có dấu CE để chứng minh rằng các sản phẩm đã được đánh giá và xem xét là đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường của EU - Phòng Thương mại.
Bên cạnh đó, việc sản xuất khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế hàng loạt mà không tuân thủ bất kỳ tiêu chuẩn kỹ thuật nào sẽ gây ra tình trạng thừa cung và thiệt hại nếu sản phẩm không thể xuất khẩu sang EU hoặc bất kỳ thị trường nào khác.
III. Thủ tướng Việt Nam cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế.
Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chính phủ nên cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước vượt qua thời kỳ khó khăn. Năng lực sản xuất khẩu trang của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với nhu cầu trong nước. Nhu cầu về khẩu trang ở thị trường nước ngoài hiện nay đang tăng mạnh, đây là lúc các nhà sản xuất trong nước nên nắm bắt cơ hội đó. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước nên được ưu tiên và cũng cần có cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu.
Ông cũng kêu gọi Chính phủ xây dựng chiến lược sản xuất và xuất khẩu thiết bị y tế. Bất kỳ quyết định nào cũng phải được đưa ra kịp thời, đặc biệt là trong kỳ đại dịch này. Khi COVID-19 được kiểm soát tốt, khả năng sản xuất và lưu trữ trong nước có thể đáp ứng nhu cầu, Chính phủ có thể xem xét cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế.
Tin vui là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê chuẩn xuất khẩu khẩu trang y tế và quần áo bảo hộ. Chỉ những quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch mới có thể nhập khẩu các sản phẩm này. Do có nhiều quốc gia đang phải đối mặt với sự thiếu hụt trong cuộc chiến chống lại đại dịch, ông cũng kêu gọi các bộ y tế, công nghiệp và thương mại hành động càng sớm càng tốt để tạo điều kiện cho các hoạt động xuất khẩu của các nhà sản xuất.
Bộ Y tế cần đề xuất sửa đổi Nghị quyết 20 / NQ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 để việc xuất khẩu được thuận lợi. Theo nghị quyết, khẩu trang y tế chỉ có thể được xuất khẩu cho viện trợ và hỗ trợ quốc tế do Chính phủ cung cấp. Số lượng xuất khẩu được giới hạn ở mức 25% trên tổng sản lượng của nhà sản xuất. Quy định được đưa ra để ưu tiên cuộc chiến chống lại đại dịch trong nước và đảm bảo trang bị y tế đầy đủ cho các bác sĩ. Với động thái này của Thủ tướng, các nhà sản xuất giờ đây có thể xuất khẩu sản phẩm của mình mà không cần giới hạn số lượng. Bên cạnh đó, nhu cầu trong nước cũng được đáp ứng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, có gần 70 công ty sản xuất khẩu trang và quần áo bảo hộ tại Việt Nam. Một số công ty may mặc đang đầu tư sản xuất khẩu trang y tế bên cạnh khẩu trang vải, chẳng hạn như Công ty khẩu trang y tế Hoàng Phong.
Trên đây là các thông tin về phê duyệt bán khẩu trang y tế xuất khẩu của Thủ tướng. Nếu bạn đang sở hữu một nhà xưởng sản xuất khẩu trang và bạn muốn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các quốc gia khác, bạn có thể tìm kiếm các thông tin về thủ tục. Nếu bạn có nhu cầu tự động hóa nhà máy của mình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline, email hoặc bạn có thể để lại thông tin ở khung bình luận bên dưới, nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ đến bạn để tư vấn và hỗ trợ tận tình.
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !
Hotline / Zalo: 0903 666 014
Website: https://uniduc.com/vi
-------------////--------------------------------------------////------------
HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.